Văn bản khắc trên đồ đồng Nhược (nước)

Trong "Lưỡng Chu kim văn từ đại hệ khảo thích" (两周金文辭典大系考釋), Quách Mạt Nhược đã viết về việc khảo chứng các đồ vật từ nước Nhược. Ông chỉ ra rằng trong các chữ khắc trên đó, "Thượng Nhược" được ghi là "鄀", trong "Hạ Nhược" được ghi là "蠚". Ông thấy có các bản khắc ghi chữ Thượng Nhược (鄀) công và Hạ Nhược (蠚) công.

Kỳ 1 năm 2001 của "Trung Quốc lịch sử văn vật" (中國歷史文物) có đăng tải "Sĩ Sơn Bàn minh văn sơ thích" (士山盤銘文初釋) của Chu Phượng Hãn, giới thiệu về cổ vật Sĩ Sơn Bàn thời Tây Chu ở bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, câu chữ khắc trên đó có chữ "Nhược phương", có thể thấy rằng từ thời Tây Chu đã có phương quốc mang tên là "Nhược". Chu Bảo Hoành (周寶宏) đưa ra bằng chứng về việc Nhược phương và Nhược quốc thời Xuân Thu có mối liên hệ với nhau.[2]